Ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, việc hình thành và phát triển thị trường điện lực thường đi sau các loại thị trường hàng hóa thông thường khác. Mô hình tổ chức ngành điện trước khi hình thành và phát triển thị trường điện đều tồn tại và duy trì là mô hình liên kết dọc của tất cả các khâu phát điện - truyền tải điện — phân phối điện và bán lẻ điện. Sau khi thị trường điện cạnh tranh đi vào hoạt động, ngành điện một số nước có thể tiến hành hoặc không tiến hành bước tái cơ cấu, chuyển mô hình liên kết dọc sang mô hình liên kết ngang như Pháp, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…
Ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, việc hình thành và phát triển thị trường điện lực thường đi sau các loại thị trường hàng hóa thông thường khác. Mô hình tổ chức ngành điện trước khi hình thành và phát triển thị trường điện đều tồn tại và duy trì là mô hình liên kết dọc của tất cả các khâu phát điện - truyền tải điện – phân phối điện và bán lẻ điện. Sau khi thị trường điện cạnh tranh đi vào hoạt động, ngành điện một số nước có thể tiến hành hoặc không tiến hành bước tái cơ cấu, chuyển mô hình liên kết dọc sang mô hình liên kết ngang như Pháp, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…
Đa số các nước đang phát triển đều duy trì mô hình liên kết dọc trong phạm vi quốc gia hoặc phạm vi vùng, miền địa lý. Tuy vậy, công việc tái cơ cấu cần đạt được cả mục tiêu trước mắt là đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế quốc dân lẫn mục tiêu phát triển lâu dài của ngành điện là sản xuất kinh doanh phải có lãi, các ngành công nghiệp dịch vụ được cung cấp điện liên tục, ổn định và người dân được sử dụng điện với giá cả hợp lý.
Với đặc thù hoạt động điện lực ở Việt Nam, truyền tải điện giữ vai trò trung tâm trong vận hành hệ thống điện, cần được đặt ở vị trí thích hợp để ngành Điện phát triển bền vững, thông qua đó đưa cạnh tranh và thị trường điện vào các giai đoạn phát triển của ngành Điện. Để chuẩn bị các điều kiện tiên quyết cho thị trường phát điện cạnh tranh, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định thành lập Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV), đáp ứng tiêu chí các nhà máy điện (GENCO), các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh.
Hiện nay, NPT đang do EVN trực tiếp sở hữu, quản lý, phù hợp với các qui định hiện hành của Nhà nước, là một phần sức mạnh không tách rời đảm bảo để EVN chịu trách nhiệm chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu điện của cả nước và trao đổi điện với các nước trong khu vực; EVN giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Mặc dù trên thực tế, hiện EVN vẫn giữ vai trò chính trong hoạt động điện lực (tính đến hết năm 2008, EVN nắm giữ 64,5% tổng công suất nguồn điện trên hệ thống); độc quyền trong truyền tải điện và gần như chủ đạo trong phân phối và bán lẻ điện (trừ Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, EVN chỉ giữ vai trò là cổ đông chi phối). Tuy nhiên, vai trò chính của EVN trong khâu phát điện đang có xu hướng giảm dần. Ngoài yếu tố chủ quan là EVN không thể đảm đương toàn bộ khối lượng đầu tư các nguồn phát do quá lớn, thì các yếu tố khách quan cũng rất quan trọng là chưa cải thiện được như cơ chế giá điện; hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực chưa công bằng giữa EVN với các doanh nghiệp nhà nước khác, giữa EVN với các nhà đầu tư ngoài nhà nước.
(Theo icon.evn.com.vn)
btp