Tin ngành điện

Nhập khẩu 1,5 tấn "ngọc dương" không... được sử dụng cho người

Thứ sáu, 10/7/2009 | 13:25 GMT+7
Sự việc 13,5 tấn cánh gà nhập khẩu bị nhiễm khuẩn chưa có kết luận thì ngày 9.7, Chi cục Thú y TPHCM lại phát hiện thêm 3 lô hàng "ngọc dương" (bộ phận sinh dục của dê đực) phế thải kém chất lượng chứa trong 101 thùng đã được Cơ quan Thú y vùng VI cấp phép cho tung ra thị trường.
Sự việc 13,5 tấn cánh gà nhập khẩu bị nhiễm khuẩn chưa có kết luận thì ngày 9.7, Chi cục Thú y TPHCM lại phát hiện thêm 3 lô hàng "ngọc dương" (bộ phận sinh dục của dê đực) phế thải kém chất lượng chứa trong 101 thùng đã được Cơ quan Thú y vùng VI cấp phép cho tung ra thị trường.

Sự việc xảy ra vào ngày 13.6, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP quận Tân Bình đã phát hiện tại kho hàng của Cty N.D.T trên đường Âu Cơ (phường 14, quận Tân Bình) có chứa 3 lô hàng thùng "ngọc dương" có ghi không được sử dụng cho người (Pharmaceutical purpose only. Not for human consumption), đồng thời chứng thư kiểm dịch của Australia thể hiện đây là sản phẩm động vật không ăn được (Declaration and Certificate for shipments of innedible animal products).

Được biết, Cty N.D.T có trụ sở tại đường Lam Sơn, phường 2, quận Tân Bình, đã nhập lô hàng trên từ Australia (ngày 13.4) và đã được Cơ quan Thú y vùng VI cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (ngày 22.4) với số lượng 72 thùng (15kg/thùng). Tuy nhiên, kiểm tra thực tế trong kho chỉ còn lại 25 thùng, 47 thùng đã tiêu thụ ra thị trường.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện thêm Cty nhập trên 9 tấn thịt dê và "ngọc dương" đông lạnh với mục đích kinh doanh và làm nguyên liệu dược. Lượng hàng trên do Cơ quan Thú y vùng VI cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (ngày 5 và 16.6).

Theo quy định của pháp luật VN, hàng nhập khẩu được lưu thông trên thị trường phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Riêng lô hàng "ngọc dương" trên có nhãn bằng tiếng Anh và dòng chữ "not for human" rất khó thấy. Câu hỏi được đặt ra là tại sao hàng hóa được khuyến cáo không dành cho người mà vẫn được Cty bán ra thị trường? Thậm chí trên chứng thư kiểm dịch của Australia đã thể hiện rõ: Cho phép vận chuyển sản phẩm động vật không ăn được.

Lãnh đạo Cty N.D.T đã giải thích, người dân Australia không sử dụng các bộ phận phụ (phụ phẩm của động vật) như: Lòng, ruột, đầu, chân... để ăn và thải ra, vì thế cơ quan thú y nước sở tại yêu cầu các xí nghiệp chế biến phải ghi rõ không dùng cho người nên Cty phải dán (?!). Cơ quan Thú y vùng VI vẫn cấp phép cho 3 lô hàng này với mục đích sử dụng: "Kinh doanh", "kinh doanh thực phẩm", "tiêu thụ trong các nhà hàng, khách sạn quốc tế và tiệm thuốc bắc"(!).

Cũng trong chiều ngày 9.7, bà Nguyễn Thị Thu Nga - Chánh thanh tra Chi cục Thú y TPHCM - cho biết, qua xét nghiệm 3 mẫu "ngọc dương" từ 3 lô hàng của Cty N.D.T nhập về đều cho thấy đã bị nhiễm vi sinh.

Các chỉ tiêu vi khuẩn Salmonella, tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn E.Coli và PH không đạt tiêu chuẩn theo TCVN 7047:02.

(Theo báo lao động số 153)

btp