Tin ngành điện

Không nên kéo dài bao cấp giá điện

Thứ ba, 28/10/2008 | 08:11 GMT+7
Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đưa vào vận hành ổn định 800MW nguồn điện, đạt rất thấp so với kế hoạch. Dự kiến cuối năm nay và đầu năm tới EVN, PVN và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác trong cả nước sẽ đưa vào vận hành ổn định khoảng 3.000MW nguồn điện mới. Cùng thời gian này, EVN cũng sẽ hoàn thành đóng điện nhiều công trình lưới điện quan trọng đấu nối các nguồn điện nói trên với hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu điện hết sức gay gắt của đất nước.
Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đưa vào vận hành ổn định 800MW nguồn điện, đạt rất thấp so với kế hoạch. Dự kiến cuối năm nay và đầu năm tới EVN, PVN và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác trong cả nước sẽ đưa vào vận hành ổn định khoảng 3.000MW nguồn điện mới. Cùng thời gian này, EVN cũng sẽ hoàn thành đóng điện nhiều công trình lưới điện quan trọng đấu nối các nguồn điện nói trên với hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu điện hết sức gay gắt của đất nước.

Các nguồn điện dự định đưa vào vận hành cuối năm nay và đầu năm 2009 đáng kể nhất có công suất lắp đặt từ 150 MW đến 750MW gồm có: Các nhà máy thủy điện A Vương, Buôn Kuốp, sông Ba Hạ, Pleikrông, Tuyên Quang; các nhà máy nhiệt điện chạy than Uông Bí mở rộng I, Hải Phòng I, Sơn Động, Cẩm Phả; các nhà máy nhiệt điện chạy khí Ô Môn I, Nhơn Trạch I, Cà Mau II... Các tập đoàn Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và một số doanh nghiệp khác đang thực hiện gần 60 dự án đầu tư xây dựng nguồn điện quan trọng có công suất lắp đặt đáng kể, trong đó có 40 công trình đang tập trung thi công. Nhưng nói chung, trừ một số ít công trình trọng điểm quan trọng của quốc gia như Nhà máy Thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400MW có khả năng đưa vào hoạt động đúng tiến độ, còn hầu hết các công trình đều chậm tiến độ so với kế hoạch. Do đó, đất nước vẫn còn tình trạng chưa có công suất điện dự phòng, vẫn còn thiếu điện, nhất là trong những tháng mùa khô.

Hiện nay, chi phí năng lượng đang chiếm khoảng 20% tổng giá trị GDP của nước ta. Trong đó, năng lượng điện dùng trong sinh hoạt chiếm tới 40% sản lượng điện tiêu thụ của cả nước. Hàng năm, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện 14-15% như hiện nay, nước ta phải đầu tư 6-8 tỷ USD cho nguồn điện và lưới điện phân phối. Trong lúc đó, đất nước vẫn chưa có công suất điện dự phòng, tình trạng thiếu điện, nhất là trong các tháng mùa khô vẫn còn kéo dài. Nhà nước cho bán xăng, dầu, gas sát với giá thị trường, người tiêu dùng, nhất là vùng nông thôn đang chuyển mạnh sang dùng điện đun nấu và phục vụ các nhu cầu khác làm cho phụ tải tăng đột biến ngay ở nhiều nơi chưa có công nghiệp phát triển. Mặt khác, việc tiêu dùng điện ở nhiều cơ quan, đơn vị, xí nghiệp cũng còn bất hợp lý, chưa thực sự tiết kiệm. Theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, nước ta không nên tiếp tục kéo dài tình trạng bao cấp giá điện như hiện nay, mà cần tăng giá điện tương đương với các nước trong khu vực càng sớm càng có lợi, chỉ bao cấp 100Wh điện đầu tiên cho mỗi hộ gia đình như thực tế đang áp dụng.

Tăng giá điện tương đương với các nước trong khu vực sẽ góp phần đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, như: Trước hết là khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào nguồn điện. Khác với các ngành kinh tế khác, đầu tư vào ngành điện có thị trường tiêu thụ ngày càng lớn và ổn định, ít rủi ro, lại có khả năng thu lợi nhuận khá. Hơn thế nữa, nước ta có điều kiện thu hút đầu tư cả thủy điện, nhiệt điện và các nguồn điện có khả năng tái tạo khác. Thứ hai là bắt buộc các nhà đầu tư vào các ngành công nghiệp phải lựa chọn trang bị các máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại để làm ra sản phẩm với mức tiêu hao điện năng thấp nhất mới đảm bảo khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận; loại bỏ hoàn toàn thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu hao năng lượng nhiều, tiên quyết thực hiện tiêu chí công nghiệp hóa đi liền với hiện đại hóa ngay từ khi triển khai dự án đầu tư. Thứ ba là, các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, người tiêu dùng vì lợi ích kinh tế buộc phải tìm cách tiết kiệm trong quá trình sử dụng điện một cách hợp lý, có hiệu quả, không phải mất nhiều công sức và tiền của vào việc tuyên truyền, vận động tiết kiệm điện như hiện nay. Thứ tư là, các doanh nghiệp, đơn vị và người tiêu dùng sẽ có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào việc sử dụng mọi nguồn năng lượng thay cho điện để phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống. Thứ năm là đảm bảo cho ngành điện có đủ doanh thu và lợi nhuận hợp lý để duy trì, cân bằng tài chính lành mạnh và có tích lũy cho phát triển hệ thống điện bền vững...

Trong sản xuất công nghiệp hiện nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đã lắp đặt công tơ điện 3 giá, tăng thời gian sản xuất vào các giờ thấp điểm, hết sức hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm; dùng hệ thống sử dụng khí trời thay cho một phần đáng kể máy điều hòa nhiệt độ; dùng các động cơ điện phù hợp với công suất và sản phẩm, tránh dùng động cơ điện lớn hơn mức cần thiết... Trung tâm tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều nghiên cứu đưa sản phẩm tiết kiệm điện vào áp dụng trong sinh hoạt của người dân và các cơ quan, công ty, xí nghiệp. Trung tâm đã đưa máy nước nóng năng lượng mặt trời vào sử dụng với chính sách đặc biệt. Với 3 vạn bộ máy nước nóng năng lượng mặt trời, dung tích 180 lít được đưa vào sử dụng sẽ giúp tiết kiệm khoảng 60 triệu kW giờ điện/năm. Đặc biệt, tiết kiệm điện sinh hoạt vào giờ cao điểm sẽ góp phần tích cực vào việc giảm căng thẳng cho hệ thống điện quốc gia./.

Theo evn.com.vn

btp