Lâu nay, người dân nông thôn vẫn phải chấp nhận việc mua điện giá cao, trong khi chất lượng kém. Nguyên do là ngành điện chỉ bán đến tổng, còn sau đó việc kinh doanh là của các HTX làm dịch vụ điện. Cách làm này đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Lâu nay, người dân nông thôn vẫn phải chấp nhận việc mua điện giá cao, trong khi chất lượng kém. Nguyên do là ngành điện chỉ bán đến tổng, còn sau đó việc kinh doanh là của các HTX làm dịch vụ điện. Cách làm này đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Xoá bán điện qua tổng và bán lẻ điện đến các hộ dân ở khu vực nông thôn đang là giải pháp giải quyết căn bản những bức xúc hiện nay của vấn đề điện nông thôn ở Hải Dương. Đến nay, Điện lực Hải Dương đã tiếp nhận nguyên trạng toàn bộ trạm hạ áp ở 33 xã, bán điện trực tiếp cho gần 50.000 hộ. Việc tiếp nhận lại và quản lý các trạm hạ áp ở nông thôn cho thấy, hiệu quả hơn hẳn so với các mô hình quản lý điện trước đây.
Ông Nguyễn Văn Hiển, Trưởng chi nhánh điện huyện Ninh Giang, Hải Dương cho biết: "Trước đây, các HTX điện quản lý thì tổn thất từ 30 đến 40%, nhưng khi chúng tôi tiếp nhận quản lý thì chỉ đầu tư, quản lý nhỏ đã giảm xuống 25% mà đối với những trạm được đại tu, sửa chữa thì giảm còn 5%. Đây là sự tiết kiệm điện năng rất lớn cho Nhà nước".
Mục tiêu của tỉnh Hải Dương là, đến năm 2010 xẽ xóa việc bán điện qua tổng ở 170 xã còn lại. Muốn vậy phải cần một nguồn kinh phí rất lớn.
Theo ông Nguyễn Trọng Hữu, Giám đốc công ty TNHH MTV điện lực Hải Dương: "Chúng tôi đã xác định là, đầu tư khoảng 500 tỉ đồng sẽ có một lưới điện rất tốt. Chúng tôi sẽ phân kỳ trên cơ sở một số dự án tài trợ của nước ngoài đối với nông thôn. Thứ hai là sử dụng nguồn vốn 02, tiết kiệm các chi tiêu khác để đầu tư cho lưới điện này".
Trong khi Chính phủ đang kêu gọi tiết kiệm điện, thì mô hình xóa bán điện qua tổng tại nông thôn được coi là phương thức tiết kiệm điện hiệu quả. Người nông dân sẽ được hưởng những quyền lợi chính đáng về giá điện ưu đãi mà trước kia họ chưa được hưởng.
Theo VTV
btp