Tin ngành điện

Không thể so sánh Điện với Viễn thông

Thứ tư, 20/8/2008 | 10:11 GMT+7
(LĐĐT) - LTS: Lao Động Điện tử (LĐĐT) nhận được thư của một bạn đọc có địa chỉ email chinchung03@yahoo.com đưa ra lý do so sánh không hợp lý giữa hai ngành điện lực và viễn thông.
(LĐĐT) - LTS: Lao Động Điện tử (LĐĐT) nhận được thư của một bạn đọc có địa chỉ email chinchung03@yahoo.com đưa ra lý do so sánh không hợp lý giữa hai ngành điện lực và viễn thông.

LĐĐT xin giới thiệu tới bạn đọc và sẵn sàng nhận những ý kiến phản hồi của bạn đọc xung quanh vấn đề này.

***

Hiện nay, có nhiều người thường so sánh ngành Điện với ngành Viễn thông, tôi nhận thấy sự so sánh này không hợp lý. Gồm 4 lý do sau:

1) Về kỹ thuật truyền dẫn:

- Viễn thông : Truyền dẫn bằng sóng vô tuyến. Nên ở cùng một vị trí có thể kết nối với nhiều mạng (Nhà cung cấp) khác nhau.

- Điện : Truyền dẫn bằng đường dây và trạm biến áp. Nên ở cùng một vị trí có thể mua điện chỉ một nhà cung cấp. Không thể xây dựng nhiều hệ thống đường dây và trạm biến áp cùng một vị trí (cùng một khu vực hoặc một đường phố) vì không đủ đất để xây dựng.

2) Về xây dựng mới:

- Viễn thông : Nếu cần phát triển, thì mua thiết bị, lắp ráp và dựng ăng ten thì có thể phủ sóng một vùng rộng lớn.

- Điện : Xây dựng một nguồn điện rất tốn nhiều vốn và thời gian. Ví dụ : Nếu muốn xây dựng một nhà máy thuỷ điện thì cần hơn 20 năm (10 năm đầu : Khảo sát khí tượng, thuỷ văn và địa chất tại nơi muốn xây dựng, sau đó nếu điều kiện (khí tượng, thuỷ văn và địa chất) cho phép thì phải lập dự án tiền khả thi rồi dự án khả thi, sau khi được duyệt mới tiến hành khảo sát thiết kế, đấu thầu và thi công, thường mất trên 10 năm…). Do đó tốc độ xây dựng nguồn điện thường chậm hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển phụ tải tiêu thụ điện, cũng như tốc độ phát triển mạng viễn thông. Nếu xây dựng nguồn điện Diesel thì thời gian nhanh hơn. Nhưng giá thành cao (Theo công suất thiết kế thì cứ 01 kg dầu Diesel sản xuất được 3 kWh điện). Thực tế ở đão Phú Quốc khi cổ phần hoá Cty điện thì giá điện ở Phú Quốc phải nâng cao hơn giá điện trong nước.

3) Về chính sách giá:

- Hiện nay, các nhà cung cấp viễn thông thi nhau giảm giá cước. Nhưng nếu so sanh với giá điện thì giá cước của viễn thông còn quá cao. Cụ thể, nếu so sánh giá tiền phải trả cho việc dùng điện sinh hoạt một gia đình trong 01 tiếng đồng hồ với giá tiền phải trả khi một người dùng một điện thoại nói chuyện trong 01 tiếng đồng hồ. Rõ ràng tiền phải trả cho điện thoại cao hơn rất nhiều so với tiền phải trả cho điện sinh hoạt. Nếu bạn dùng một bóng tuýp 1m20 40W , bạn sử dụng trong 25 giờ mới hết 01 kWh điện, và bạn chỉ trả có 550đ (giá điện sinh hoạt hiện nay 100kWh đầu tiên là 550đ/kWh). Trong khi đó bạn chỉ cần gọi điện thoại trong 01 phút là trả trên 1000đ. Giá điện như thế nên không ai có ý thức tiết kiệm điện dẫn đến tình trạng thiếu điện càng trầm trọng hơn.

Ta thấy rõ một bên là siêu lợi nhuận, một bên là siêu lỗ. (Hiện nay cơ cấu giá điện sinh hoạt (nông thôn 390đ/kWh, và thành thị 550đ/kWh) chiếm hơn 40% sản lượng điện).
Đây chính là nguyên nhân gây trở ngại cho việc đầu tư nguồn điện. Đầu tư mà bán lỗ thì không ai muốn đầu tư (Cả Nhà nước, tư nhân hoặc nước ngoài).

4) Còn về nhập khẩu điện:

Vì phải truyền dẫn điện bằng đường dây và trạm biến áp nên ở Việt Nam không thể mua điện của Mỹ hoặc của Nhật, ngay cả của Thái Lan. Việt Nam chỉ có thể mua điện từ các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào và Campuchia). Mà Lào và Campuchia không thể mua được vì họ cũng thiếu điện. Chỉ có thể mua của Trung Quốc (ta đã mua rồi).

Qua phân tích trên, thì chính sách giá là nguyên nhân chính, phải giải cho được bài toán về giá điện mới thu hút nhiều nhà đầu tư về nguồn điện. Có nguồn điện rồi thì mọi việc khác đều có thể giải quyềt.

(Theo báo lao động)

btp