Việc vận chuyển linh kiện từ nước ngoài về đến cảng Hải Phòng và đặc biệt là phải ngược sông Hồng rồi vượt đập thủy điện Hòa Bình theo sông Đà về điểm tập kết tại nhà máy quả là một quá trình gian nan...
Việc vận chuyển linh kiện từ nước ngoài về đến cảng Hải Phòng và đặc biệt là phải ngược sông Hồng rồi vượt đập thủy điện Hòa Bình theo sông Đà về điểm tập kết tại nhà máy quả là một quá trình gian nan...
Tối 20/4, tổ máy số 2 công suất 400MW của nhà máy thủy điện Sơn La đã chính thức hòa vào hệ thống điện Quốc gia, hứa hẹn góp phần cải thiện đáng kể tình trạng thiếu hụt công suất trong mùa khô 2011… Dự án Thủy điện Sơn La là dự án đặc biệt cấp quốc giá với công suất lắp đặt 2.400 MW (với 6 tổ máy) nằm trên địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Với hồ chứa nước có dung tích hơn 9,2 tỷ mét khối nước, nằm trên đại bàn của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Cách đây 4 tháng, tổ máy số 1 của nhà máy đã chính thức phát điện và đã hòa vào lưới điện với tổng công suất 1,1 tỷ kWh. Còn với tổ máy số 2, sau khi chạy ở chế độ liên tục 72 giờ ổn định, tổ máy số 2 sẽ tiếp tục quá trình chạy thử thách 30 ngày kể từ ngày 23/4/2011.
Để cung cấp thiết bị thuộc loại siêu trường siêu trọng cho các tổ máy của thủy điện Sơn La, đặc biệt là 6 bánh xe công tác với kích thước "khủng", việc vận chuyển linh kiện từ nước ngoài về đến cảng Hải Phòng và đặc biệt là phải ngược sông Hồng rồi vượt đập thủy điện Hòa Bình theo sông Đà về điểm tập kết tại nhà máy thì quả là một quá trình gian nan, vất vả…
Những bánh xe công tác của các tuabin cao hơn 3m đường kính khoảng hơn 7m và nặng hơn 300 tấn
Kích thước khủng của "kiện hàng" đặc biệt này thu hút sự lưu tâm của công nhân cảng Hải Phòng
Bánh xe công tác đi kèm với hai trục tuabin nặng cũng ngót nghét vài chục tấn
Những công nhân tan ca cũng nán lại xem dỡ hàng khỏi tàu để đưa lên xà lan
Một trục được xà lan cẩu trọng tải khoảng 500 tấn cẩu lên
Công việc tiến hành từ 8h tối hôm trước, chuẩn bị đến tờ mờ sáng hôm sau,
những trục tuabin đầu tiên mới được cẩu lên khỏi tàu
Những chiếc xà lan được thiết kế đặc biệt để có thể mang được những "kiện hàng" quan trọng này
"Kiện hàng chính"
Chiếc bánh xe công tác bóng loáng được cẩu lên
Và đưa vào vị trí cho xà lan "nhận hàng"
Nhận hàng vào một ngày đầu tháng, 15 ngày sau...
Xà lan chở hàng đi qua những cảng sông chuyện vận chuyến cát trên sông Đuống
... những chiếc xà lan này mới về đến địa phận Hà Nội
Các bộ phận tuabin của thủy điện Sơn La đi qua gầm cầu Đuống
Về đến thủy điện Hòa Bình, bánh xe công tác và trục tuabin được xe tải chuyên dụng kéo vượt đập chính
Đã có rất nhiều đầu kéo siêu trọng như thế này đã bị đo ván bởi cục turbin
Bên trong bánh xe
Khối hàng len lỏi trên những con đường chính dẫn lên đập thủy điện Hòa Bình
... Và nằm đợi ở bến phà, chờ xà lan tiếp tục vượt sông Đà lên thủy điện Sơn La
(Theo báo dân trí)
btp