Tin ngành điện

Hệ thống hấp thu năng lượng Mặt Trời mới

Thứ sáu, 5/12/2008 | 11:16 GMT+7
Năng lượng Mặt Trời sẽ là một giải pháp rẻ tiền và đơn giản để sản xuất điện song cũng như bất kỳ loại công nghệ nào khác, việc đưa nó vào cuộc sống cũng có những trở ngại. Chẳng hạn như việc ánh sáng Mặt Trời có thể di chuyển vượt khỏi các tấm hấp thu nhiệt đặt cố định. Sau đó là vấn đề chi phí, có thể tốn hơn 40.000 USD để lắp đặt một hệ thống năng lượng Mặt Trời ở hộ gia đình.
Năng lượng Mặt Trời sẽ là một giải pháp rẻ tiền và đơn giản để sản xuất điện song cũng như bất kỳ loại công nghệ nào khác, việc đưa nó vào cuộc sống cũng có những trở ngại. Chẳng hạn như việc ánh sáng Mặt Trời có thể di chuyển vượt khỏi các tấm hấp thu nhiệt đặt cố định. Sau đó là vấn đề chi phí, có thể tốn hơn 40.000 USD để lắp đặt một hệ thống năng lượng Mặt Trời ở hộ gia đình.

Tuy vậy, một công ty ở California (Mỹ) có tên Solyndra vừa đã giới thiệu một loại bảng hấp thu năng lượng Mặt Trời mới để khắc phục những khó khăn trên. Solyndra đang thực hiện một cách tiếp cận khác. Công ty này là một trong số doanh nghiệp, bao gồm First Solar, Nanosolar và Global Solar, sử dụng các vật liệu khác nhau để sản xuất hiệu quả quang điện và đặt chúng trên những lớp rất mỏng, gần như giống việc in chữ trên giấy. Do các màng mỏng này sử dụng ít vật liệu hơn nên giá thành sản xuất thấp hơn và chúng có thể được đặt trên các chất liệu như kim loại, thủy tinh và chất dẻo.

Các tấm hấp thu năng lượng Mặt Trời tiêu chuẩn được lắp ráp từ một loạt pin quang điện sản xuất từ silicon như chíp máy tính. Các pin này hấp thu prôtôn trong ánh sáng và chuyển hóa năng lượng của chúng thành electron, và sẽ hình thành một dòng điện.

Đến nay, vật liệu hiệu quả nhất đối với quang điện màng mỏng là đồng indi gali selenua (CIGS). Mặc dù chất liệu này không mang lại hiệu quả nhiều trong việc chuyển ánh sáng Mặt Trời thành điện như silicon, song chi phí rẻ hơn và tính linh hoạt của nó lại là những lợi thế.

Phương pháp tiếp cận của Solyndra là bọc ống thủy tinh với CIGS và đặt chúng vào một ống thủy tinh khác với hai đầu được đóng kín (giống như một bóng đèn huỳnh quang). Sau đó, 40 bóng đèn được lắp ráp thành một bảng thu nhiệt duy nhất. Sử dụng các ống này thay thế các bảng hấp thu nhiệt phẳng giúp hệ thống của Solyndra có thể hấp thu ánh sáng mặt trời, bao gồm ánh sáng khuyến tán từ bất kỳ hướng nào - thậm chí nếu nó phản xạ lại từ một bề mặt.

Trong khi bảng hấp thu nhiệt truyền thống phải được đặt nghiêng một cách cẩn thận để không che khuất các tấm bảng khác quanh đó, thì hệ thống hấp thu năng lượng Mặt Trời của Solyndra có thể đặt dưới mặt đất bằng phẳng. Trọng lượng nhẹ giúp công tác lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng và chi phí lắp đặt chỉ bằng 50% so với các tấm bảng hấp nhiệt truyền thống.

Hiện Solyndra đang “săn lùng” thị trường đối với các nóc nhà thương mại: nhà máy, nhà kho và siêu thị. Giám đốc điều hành Solyndra Chris Gronet cho biết với tổng diện tích các nóc nhà ở Mỹ lên tới khoảng 30 tỷ bộ vuông, các pin mặt trời hình ống có thể tạo ra 150 GW điện, đủ để đáp ứng nhu cầu của gần 16 triệu hộ gia đình. ?

 

Theo EVN

btp