Tin ngành điện

Công tác tiếp nhận lưới điện nông thôn tại Gia Lai: Ngành điện và người dân tìm được tiếng nói chung

Thứ năm, 27/11/2008 | 07:22 GMT+7
Nhằm đảm bảo quá trình quản lý, kinh doanh điện an toàn tránh thất thoát điện năng, phục vụ tốt nhất cho đời sống sinh hoạt và các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là chấn chỉnh quản lý, kinh doanh điện ở khu vực nông thôn; Chính phủ đã chỉ đạo ngành điện tiến hành tiếp nhận, cải tạo quản lý và trực tiếp bán điện đến hộ tiêu thụ ở khu vực nông thôn. Đây là một chủ trương lớn của Nhà nước ta, đáp ứng nguyện vọng của người dân khu vực nông thôn, khắc phục những tồn tại do việc buông lỏng quản lý kinh doanh điện.
Nhằm đảm bảo quá trình quản lý, kinh doanh điện an toàn tránh thất thoát điện năng, phục vụ tốt nhất cho đời sống sinh hoạt và các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là chấn chỉnh quản lý, kinh doanh điện ở khu vực nông thôn; Chính phủ đã chỉ đạo ngành điện tiến hành tiếp nhận, cải tạo quản lý và trực tiếp bán điện đến hộ tiêu thụ ở khu vực nông thôn. Đây là một chủ trương lớn của Nhà nước ta, đáp ứng nguyện vọng của người dân khu vực nông thôn, khắc phục những tồn tại do việc buông lỏng quản lý kinh doanh điện.

Trong toàn PC3, Điện Lực Gia Lai là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện chủ trương trên và đã hoàn thành xuất sắc. Địa bàn tỉnh Gia Lai khu vực lưới điện cần tiếp nhận rất trắc trở, khó khăn trong việc đi lại, đa phần nhân dân sống ở khu vực nông thôn và miền núi, song vì lợi ích thiết thực và những quyền lợi mang lại cho người dân; lãnh đạo và CBCNV Điện lực Gia Lai đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận lưới điện nông thôn, từng bước cải tạo, quản lý và bán điện trực tiếp đến hộ khách hàng.

Khi bắt tay vào thực hiện mới thấy đầy rẫy những khó khăn. Mạng lưới điện nông thôn từ lâu do các cơ sở địa phương quản lý, bán điện cho hộ tiêu dùng, lâu ngày không được duy tu, bảo dưỡng nên mạng lưới điện hư hỏng, rách nát, không đảm bảo kỹ thuật, gây thất thoát điện năng, đội giá thành sử dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng; không đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng nhân dân. Khắc phục, cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn là một việc làm chẳng những tốn thời gian, công sức mà còn đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Bên cạnh những trở ngại này, không ít địa phương cơ sở chỉ vì những quyền lợi trước mắt của địa phương mình mà cố tình dây dưa trong việc bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý; thêm vào đó là tâm lý e ngại của người dân trong quá trình chuyển đổi cũng là lực cản không nhỏ. Song mọi việc rồi cũng được giải quyết, khi lãnh đạo Điện lực Gia Lai và toàn bộ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên nhận thức được trách nhiệm của mình, đoàn kết một lòng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn. Lãnh đạo Điện lực Gia Lai đã động viên cán bộ công nhân kỹ thuật nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng ca, làm cả trong những ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, cải tạo đối với những lưới điện khi đã bàn giao; phát huy sáng kiến kỹ thuật trong việc quản lý, tiết kiệm vật tư mà vẫn đảm bảo các thông số kỹ thuật, giảm thất thoát điện năng, củng cố niềm tin khách hàng sử dụng điện. Bên cạnh đó, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích để cán bộ và nhân dân ở cơ sở thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của việc bàn giao mạng lưới điện nông thôn cho ngành điện trực tiếp quản lý, kinh doanh mà ủng hộ chủ trương này. Nhờ từng bước tháo gỡ khó khăn mà đến nay Điện lực Gia Lai đã thực hiện cơ bản kế hoạch đề ra, bán lẻ trực tiếp 188/193 phường, xã, thị trấn với trên 217.000 khách hàng dùng điện (chỉ còn lại 5 xã Công ty Điện Gia Lai bán điện cho dân)

Xem anh to

Cải tạo lưới điện sau tiếp nhận

Lợi ích mang lại cho người dân là quá rõ ràng. Sau khi tiếp nhận các hộ dân nông thôn được hưởng giá điện rẻ hơn, chất lượng cung cấp điện tốt hơn các mô hình buôn bán điện nông thôn trước đây, bởi ngành điện bán điện theo đúng biểu giá quy định của Nhà nước, trong khi các mô hình bán điện nông thôn trước đây mua điện của ngành điện với giá 390 đ/kWh, bán lại với giá trần 700đ/kWh, ngoài ra người dân còn phải trả tiền cho lượng điện tiêu hao trên đường dây, do vậy giá điện mà người dân phải trả cho các mô hình điện nông thôn trước đây từ 700đ/kwh -1.300đ/kWh. Ngành điện có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật; có khả năng về vốn; có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo công tác vận hành anh toàn, đặt biệt là an toàn trong sử dụng điện sau khi bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý, người dân sẽ không phải đóng góp bất kỳ khoản tiền nào cho quá trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình điện. Tiếp nhận lưới điện và bán điện đến hộ dân, Điện lực Gia Lai còn giúp lãnh đạo địa phương không phải “khoác trên vai” trách nhiệm quản lý các mô hình quản lý điện nông thôn trước đây. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Thành Nhân-Phó chủ tịch UBND xã Ia Lang (huyện Đức Cơ) khẳng định: “Việc bàn giao lưới điện nông cho Điện lực Gia Lai trực tiếp quản lý bán điện, lãnh đạo địa phương chúng tôi có điều kiện tập trung thời gian nhiều hơn để lãnh đạo, chỉ đạo các vấn đề kinh tế-xã hội của địa phương chứ không bị chi phối thời gian chỉ đạo những vấn đề kỹ thuật không thuộc sở trường của mình; nhất là nỗi lo lưới điện xuống cấp mà không có kinh phí sửa chữa, không đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa mưa bão, thì nay vấn đề đó đã có ngành điện xử lý. Hơn nữa, ngành điện quản lý đảm bảo về các thông số kỹ thuật nên hạn chế được thất thoát điện năng, người dân được sử dụng điện với giá rẻ”. Ông Đặng Bá Hoà-quản lý đại lý điện nông thôn ở xã IaPnôn huyện Đức Cơ trước đây tâm sự: “Trước đây, quản lý bán điện nông thôn thực ra bản thân tôi cũng có được nguồn thu nhỏ mỗi tháng, nhưng thật ra không đáng là bao, bởi không có kinh phí sửa chữa, kỹ thuật không đảm bảo nên thất thoát điện năng lớn. Áp lực từ nỗi lo mất điện xảy ra trong mùa mưa bão, mất an toàn lưới điện là rất lớn. Thú thực nay bàn giao lại việc này tôi thấy “nhẹ người”, đỡ phải lo âu!”.

Người dân Gia Lai đã thực sự hưởng lợi từ chủ trương bàn giao lưới điện nông thôn về cho ngành điện quản lý và trực tiếp bán điện đến hộ tiêu dùng. Khi chúng tôi viết bài này thì được biết các cán bộ lão thành thôn Ia Mút, xã Ia Dom huyện Đức Cơ đã làm đơn đề nghị chính quyền địa phương và các ngành chức năng tiến hành bàn giao lưới điện cho ngành điện trực tiếp quản lý, bán điện.

Theo: PC3

btp