Vấn đề có thể nhìn thấy khá rõ là việc hợp nhất Hà Nội- Hà Tây, theo đó sẽ tách Điện lực Hà Tây từ Công ty Điện lực 1 quản lý về Công ty Điện lực Hà Nội (PCHN) quản lý là Hà Nội sẽ lại bắt đầu với cuộc chiến với điện nông thôn, trong khi cuối năm 2007 vừa hoàn thành Chương trình điện nông thôn và bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng điện ở khu vực ngoại thành.
Vấn đề có thể nhìn thấy khá rõ là việc hợp nhất Hà Nội- Hà Tây, theo đó sẽ tách Điện lực Hà Tây từ Công ty Điện lực 1 quản lý về Công ty Điện lực Hà Nội (PCHN) quản lý là Hà Nội sẽ lại bắt đầu với cuộc chiến với điện nông thôn, trong khi cuối năm 2007 vừa hoàn thành Chương trình điện nông thôn và bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng điện ở khu vực ngoại thành.
Tổn thất điện năng sẽ tăng cao
Kết quả tổn thất điện năng của PCHN trong 6 tháng đầu năm 2008 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng lại cao hơn kế hoạch do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao. Sở dĩ như vậy chủ yếu là do nguyên nhân tiếp nhận lưới điện nông thôn và bán trực tiếp đến hộ sử dụng ở khu vực ngoại thành. Ông Trưởng phòng kinh doanh điện PCHN cho biết, tháng 4-2007, UBNB đã ban hành Quyết định yêu cầu các địa phương bàn giao bán lẻ điện đến 64 xã tại các huyện ngoại thành còn lại cho PCHN. Việc tiếp nhận cùng một thời điểm với số lượng xã lớn như vậy đã đưa PCHN vào tình trạng thiếu vốn đầu tư cải tạo lưới điện để vận hành bảo đảm tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật. Hầu hết các xã PCHN tiếp nhận đều ở thực trạng lưới điện cũ nát và quá tải, tổn thất các trạm trường trên 20%, cao nhất là 40%. Với tình trạng lưới điện hiện có, yêu cầu về vốn theo dự kiến sẽ cần từ 160 tỷ đến 2000 tỷ đồng để xây dựng mới trạm biến áp bổ sung cho các khu vực như Từ liêm, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm khoảng gần 200 trạm (đầu tư tổi thiểu từ 800 trịêu-1 tỷ đồng/trạm) , chưa kể để đảm bảo đường trục cấp điện thì đầu tư trung bình tổi thiếu khoảng 4 tỷ đồng/xã.
Hiện nay, PCHN mới chỉ thực hiện được công việc đưa công tơ vào hòm, theo đó cơ bản hoàn thành việc thay công tơ, tổng số 218.620 công tơ với tổng số vốn thực hiện là hơn 100 tỷ đồng. Theo dự kiến, sẽ hoàn thành trong tháng 7-2008.
Theo ông Mai Chí Hùng- Giám đốc Điện lực Hà Tây cho biết thì hiện trạng lưới điện và quản lý điện ở khu vực nông thôn của Hà Tây còn khó khăn nan giải hơn nhiều. Hệ thống lưới điện hạ áp của các thị trấn và các xã được xây dựng từ nhiều năm, kinh phí đến đâu làm đến đó trong khi việc đầu tư sửa chữa, cải tạo và nâng cấp lưới điện hạ áp chưa được các tổ chức quan tâm nên hầu hết bị xuống cấp nghiêm trọn, đặc biệt là các đường nhánh hạ áp, cột điện chủ yếu là cột tự tạo, có nhiều nơi sử dụng cột tre, dây dẫn nhiều chủng loại, có khu vực dây dẫn điện là dây trần, dây lưỡng kim, tiết diện dây dẫn nhỏ so với nhu cầu sử dụng điện năng. Hầu hết trạm biến áp đặt chưa đúng trung tâm phụt ải do tại thời điểm xây dựng việc quy hoạch khu dân cư chưa rõ ràng, thêm vào đó phát triển phụ tải ở khuv ực nông thôn tràn lan, dẫn đến bán kính cấp điện thậm chí lên tới 3-4km. Công tơ của các hộ sử dụng bao gồm nhiều chủng loại, phần lớn là công tơ sử dụng không được thay định kỳ theo quy trình kinh doanh, thậm chí không được kiểm định hoặc quá hạn kiểm định. Do đó, tổn thất điện năng tại các địa phương rất cao, hầu hết trên 30%, có nới lên tới 40%; chất lượng điện năng không đảm bảo, có nhiều nơi vào giờ cao điểm điện áp chỉ khoảng 100kV.
Chưa kể đến tình trạng quản lý điện nông thôn ở Hà Tây khá phức tạp. Hà Tây có tổng số 296 xã, 13 phường và 14 thị trấn thì có đến 30 tổ phục vụ bán lẻ điện đến 26 phương thị trấn và 513 tổ chức quản lý điện nông thôn với chủ yếu là mô hình Hợp tác xã nông nghiệp trong đó có dịch vụ điện năng
Giá bán điện bình quân sẽ giảm đáng kể
Ngoài tổn thất điện năng thì giá bán điện bình quân là chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định kết quả kinh doanh tại các đơn vị Điện lực. Giá bán điện bình quân hiện nay của Công ty Hà Nội là 1.017đ/kWh, trong khi đó, giá bán điện bình quân của Điện lực Hà Tây là 643đ/kWh, đứng gần cuối cùng trong số 25 tỉnh, thành phí Bắc do Công ty Điện lực 1 quản lý (trên các tỉnh Hà Tĩnh, Thái Bình, Bắc Giang).
Ông Mai Chí Hùng, Giám đốc Điện lực Hà Tây cho biết kinh doanh điện nông thôn đang trở thành vấn đề nổi cộm của Hà Tây trước ngày sáp nhập vào Hà Nội. Hiện 47% sản lượng điện thương phẩm của tỉnh này là bán ưu đãi cho nông thôn theo chính sách ưu tiên của Chính phủ nhưng trên thực tế các hộ dân ở nông thôn không được hưởng chính sách này mà người được hưởng lại chính là các tổ chức kinh doanh điện nông thôn. Đơn cử tại Phú Lương- thành phố Hà Đông có 1.938 hộ/4.088 hộ phải mua với giá điện ở mức đến 900đ/kWh (giá trần Chính phủ quy định là 700đ/kWh); giá điện bán cho các hộ sản xuất mua qua các tổ chức điện nông thôn cũng cao hơn rất nhiều so với biểu giá Nhà nước bán trực tiếp cho sản xuất công nghiệp.
Đối với các hộ sản xuất phải mua điện của các tổ chức điện nông thôn với giá 1.300-1.600 đ/kWh, cao hơn nhiều so với giá sản xuất mà ngành điện bán đến hộ (984,5 đ/kW). Do đó, mỗi năm các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tây sẽ phải trả thêm một khoản tiền điện cho các tổ chức bán điện trung gian từ 25-30 tỷ đồng.
Rõ ràng tình trạng trên đang đặt ra cho Hà Nội (mới) một trách nhiệm khá nặng nề trong việc tiếp nhận lưới điện hạ áp và quản lý bán điện lẻ đến hộ dân nhằm phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các hộ dân trong để đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; địa phương và người dân không phải bỏ kinh phí đầu tư, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp lưới điện; giảm gánh nặng kinh phí từ ngân sách nhà nước do phải bù lỗ tiền điện 410 đ/kWh cho lượng điện năng bán theo giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn.... mà khu vực ngoại thành Hà Nội (cũ) đang được hưởng./
(Theo home.evn)
btp