Từ đây, một môi trường cạnh tranh sôi động, nhưng cũng khắc nghiệt đang diễn ra; trong đó, lợi thế đang dần nghiêng về các DN bảo hiểm nước ngoài.
Ồ ạt tấn công
Chỉ trong tháng 3.2009 vừa qua, 2 "đại gia" trong lĩnh vực bảo hiểm (BH) của Nhật Bản và Hàn Quốc đã thâm nhập 100% vào thị trường BHVN. Cụ thể, Tập đoàn HanWha tung ra khảng 60 triệu USD đầu tư cho BH Nhân thọ Hàn Quốc. Trong khi đó, MSIG (Nhật Bản) lại đầu tư gấp nhiều lần hơn thế để đầu tư cho hoạt động BH phi nhân thọ ở những lĩnh vực "siêu BH" phi nhân thọ gồm bảo hiểm tài sản, hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, xe cơ giới và kỹ thuật...
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực BH thì với sự tham gia của những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (DNBHNN) lớn, thị trường BHVN đã được khuấy động ngay cả khi kinh tế trầm lắng nhất. Đặc biệt, đây dường như cũng là những đòn "nặng tay" cuối cùng khiến cho cán cân của thị trường BH bắt đầu nghiêng về các DNBHNN.
Với những gì đang diễn ra, có thể nói thị trường này đã "bật đèn đỏ" đối với các DNBH trong nước. Thực tế từ năm 2005, "báo động da cam" về sự lấn lướt của các DNBHNN đã được bật lên. Vào thời điểm này, trong lĩnh vực BH phi nhân thọ có tổng số 16 DN, trong đó đã có 3 DNBHNN. Lĩnh vực BH nhân thọ, có 8 DNBH thì chỉ có 1 DN nhà nước, 1 DN liên doanh, còn lại là 6 DNBHNN.
Đặc biệt, đòn dồn dập được DNBHNN công kích là vào năm 2008 và đầu năm 2009. Ngay khi thị trường thực hiện BH mở cửa, gần 10 DNBHNN đã ồ ạt tràn vào VN. Không chỉ tấn công bằng số lượng, DNBHNN cũng mang đến hệ thống dịch vụ và sản phẩm phong phú hơn. Cụ thể, hàng loạt DNBHNN đang tấn công vào loại hình dịch vụ tái BH, BH cháy nổ, BH tài chính, BH rủi ro gián đoạn kinh doanh, tín dụng... Theo nhận định của các chuyên gia, DNBHNN đang chiếm vị trí thống soái ở những dịch vụ DNVN không đủ năng lực BH. Trong đó, BH hàng không, tàu biển hay như hợp đồng BH lớn là phóng vệ tinh Vinasat1... đều do DNVN phải tái BH, hoặc do DNBHNN thực hiện.
Cảnh báo năng lực cạnh tranh
Nhìn vào cục diện "phân tranh" của thị trường BH hiện nay, mảng thị trường BH nhân thọ đã hoàn toàn do DNBHNN áp đảo và nắm giữ. Cụ thể năm 2007, Prudential đứng đầu với 3.958 tỉ đồng doanh thu? Bảo Việt nhân thọ đạt 3.250 tỉ đồng; tiếp đó là AIA 547 tỉ đồng doanh thu? Ace Life giữ vị trí tăng trưởng nhanh nhất gần 200 tỉ đồng... Đến năm 2008, Prudential chiếm 4.270 tỉ đồng, Bảo Việt đứng thứ hai với 3.425 tỉ đồng, Manulife 1.072 tỉ đồng, Ace Life vẫn tăng trưởng cao nhất: 184%...
|
Năm 2007, Prudential đứng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam với 3.958 tỉ đồng doanh thu (ảnh minh họa). |
Với thị trường BH phi nhân thọ, hết năm 2008 các vị trí thống soái vẫn thuộc về các DNVN; trong đó, Bảo Việt chiếm 3.305 tỉ đồng, tiếp đó là PVI 2.016 tỉ đồng, Bảo Minh 1.981 tỉ đồng... Tuy nhiên, đằng sau những con số thành công của DNVN là sự cảnh báo về năng lực cạnh tranh. Thực tế, sự thành công của các DNBH phi nhân thọ của VN là do còn quá ít DNBHNN được cấp phép hoạt động ở lĩnh vực này. Đặc biệt, những DNVN cũng thành công là bởi có được "đặc quyền" vào chế tài của những loại hình BH bắt buộc, trong đó chủ yếu là BH xe cơ giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định lợi thế này dần sẽ bị giảm bớt, bởi năm 2009, các DNBHNN cũng được tham gia các loại hình BH bình đẳng như các DNVN. Ngay đầu năm 2009, thị trường này đã "nổi sóng" khi các DN trong nước tăng phí; trong khi DNBHNN không tăng phí, thậm chí Liberty còn giảm 20% để khuyến mãi. Đặc biệt, với sự xuất hiện của MSIG, thị phần BH hàng hoá, vận tải biển... sẽ bị lấy đi khá nhiều.
Cuối cùng không chỉ có vốn lớn, kinh nghiệm thị trường dày dặn, năng lực chuyên nghiệp, các DNBHNN còn có hàng loạt lợi thế là được cung cấp dịch vụ qua biên giới cho DN và người nước ngoài làm việc tại VN, được phép BH vận tải biển và hàng không, môi giới và tái BH; có mạng lưới hoạt động rộng khắp thế giới... Với việc dần bình đẳng với DNBH VN, có được những lợi thế đặc biệt mà DNVN không có được; theo nhận định của Bộ Tài chính, DNBHNN đang không chỉ dần "ăn miếng bánh to hơn", mà họ còn biết cách tạo ra "chiếc bánh lớn hơn" từ thị trường BHVN để đảm bảo cho những kế hoạch hoạt động lâu dài và lợi lộc.
Khách hàng hưởng lợi: Sự xâm lấn của các DNBHNN chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến DNBHVN. Trong tương lai, miếng bánh này sẽ phải san sẻ. Tuy vậy, sự có mặt của DNBHNN sẽ khiến các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trở nên đa dạng và chuyên nghiệp hơn. Khách hàng tham gia BH là đối tượng được lợi đầu tiên trong việc lựa chọn sản phẩm và DN. Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký Hiệp hội BHVN
2009 thị trường BH tăng 13%: Năm 2008, thị trường này ổn định và đạt 26.082 tỉ đồng, tăng 8,22% so với 2007; giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm hơn 6.400 tỉ đồng. Năm 2009 và 2010 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng từ 12 đến 13%/năm, trong đó BH nhân thọ tăng từ 8 đến 10% và phi nhân thọ tăng từ 15 đến 18%. Hiện VN có 11 DNBH nhân thọ, 26 DNBH phi nhân thọ, 1 DN tái BH và 10 DN môi giới. (Theo báo lao động) |