Tin ngành điện

Điện sáng thành Vinh

Thứ năm, 20/11/2008 | 08:49 GMT+7
Những ngày vừa qua, thành phố Vinh tưng bừng kỷ niệm 220 năm ngày Hoàng đế Quang Trung xây dựng Phượng Hoàng - Trung Đô để làm kinh đô mới, 45 năm ngày Chính phủ công nhận thành phố loại III và 15 năm đô thị loại II. Cũng dịp này, thành phố Vinh đón nhận quyết định công nhận đô thị loại I của Thủ tướng Chính phủ.
Những ngày vừa qua, thành phố Vinh tưng bừng kỷ niệm 220 năm ngày Hoàng đế Quang Trung xây dựng Phượng Hoàng - Trung Đô để làm kinh đô mới, 45 năm ngày Chính phủ công nhận thành phố loại III và 15 năm đô thị loại II. Cũng dịp này, thành phố Vinh đón nhận quyết định công nhận đô thị loại I của Thủ tướng Chính phủ.

Vinh thực sự mang một tầm vóc mới, một diện mạo mới...

Cách đây 220 năm, sau khi đập tan tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn và tiến ra Bắc đánh đuổi quân Thanh xâm lược, khi dừng chân tại quê cha đất tổ Nghệ An, Quang Trung Nguyễn Huệ đã nhận định: Vùng đất Yên Trường có vị trí chiến lược quan trọng và thuận lợi cho việc xây dựng kinh đô. Vì vậy, ngày 3/9 năm Thái Đức thứ 11 (tức ngày 01/10/1788), Vua Quang Trung gửi chiếu cho La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp quyết định lựa chọn vùng đất này để xây dựng kinh đô, lấy tên là Phượng Hoàng - Trung Đô. Thành Phượng Hoàng ra đời tuy còn dang dở nhưng đã trở thành một mốc son lịch sử trong cuộc đời và sự nghiệp Vua Quang Trung Nguyễn Huệ và cũng là dấu ấn cho sự hình thành và phát triển đô thị thành phố Vinh sau này. Với truyền thống lịch sử cùng nhịp độ phát triển nhanh trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hoá, y tế, Vinh xứng đáng trở thành một đô thị trung tâm tổng hợp của vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó, có một phần đóng góp không nhỏ của ngành Điện. Song song công tác quản lý vận hành 459 trạm biến áp trung gian và phân phối có tổng dung lượng 156.105 KVA; 253,760 km đường dây trung thế; 200 km đường dây hạ thế; tính đến nay, Chi nhánh điện Vinh đã phục vụ 52.869 khách hàng trên địa bàn thành phố. 9 tháng đầu năm 2008, cung cấp điện ổn định cho nền kinh tế, an ninh quốc phòng, đời sống dân sinh thành phố Vinh với tổng sản lượng 162.906.196 kWh.

Đứng trước thành phố đầy sức trẻ, văn minh, hiện đại; cùng với các khu công nghiệp vừa và nhỏ đang hình thành và bước đầu đi vào hoạt động như Nam Cấm, Bắc Vinh, Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc; đồng thời nhiều dự án đầu tư được thực hiện có hiệu quả như dự án Nâng cấp hệ thống thoát nước, Khu xử lý chất rắn thải ở Nghi Yên, Khu đô thị tây Xô viết Nghệ Tĩnh, Khu đô thị Vinh Tân...; UBND tỉnh đã phê duyệt “Qui hoạch cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Vinh giai đoạn 2008 - 2010, có xét đến năm 2015”.

Xác định nhiệm vụ vừa kinh doanh bán điện, vừa phục vụ chính trị, Điện lực Nghệ An đã cố gắng trên mọi phương diện, đảm bảo dòng điện luôn toả sáng trên thành phố Đỏ anh hùng. Không những xây dựng phương án phục vụ tốt cho thành phố trong ngày lễ hội và sự kiện lớn của tỉnh nhà; Đáp ứng nhu cầu phụ tải điện ngày càng tăng cao của đô thị loại I, Điện lực Nghệ An đang ưu tiên triển khai thực hiện 06 dự án cải tạo lưới điện thành phố Vinh bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản của Công ty điện lực 1 với tổng mức đầu tư lên đến 13,831 tỷ đồng. Các dự án đều nhằm mục đích đồng nhất cấp điện áp 22 kV trên địa bàn, cải thiện mỹ quan; giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải thành phố Vinh. Điện lực Nghệ An cũng đang kiến nghị UBND tỉnh có ý kiến với Bộ Công thương ưu tiên các dự án hoàn chỉnh lưới điện thành phố Vinh; đẩy nhanh tiến độ thi công Trạm 110 kV Hưng Hoà sớm đưa vào vận hành, cung cấp điện thêm cho phụ tải thành phố.

Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc xoá bán tổng, Chi nhánh điện Vinh đã tiếp nhận được 30 cụm dân cư gồm 1481 hộ và có phương án cải tạo lưới điện sau khi tiếp nhận. Trong thời gian tới, tất cả những người dân này đều được hưởng lợi từ việc bán điện tận hộ đúng giá điện của ngành Điện. Giám đốc Điện lực Nghệ An cũng đang chỉ đạo việc bàn giao một số xã từ các Chi nhánh điện Nghi Lộc, Cửa Lò, Hưng Nguyên sang Chi nhánh điện Vinh quản lý theo đúng địa giới hành chính của thành phố Vinh mở rộng.

Ứng xử văn hoá doanh nghiệp thấm nhuần trong mỗi CBCNV.

Mọi giao dịch với khách hàng đều được thực hiện theo cơ chế “1 cửa“ để giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm các thủ tục: Từ khâu tiếp nhận yêu cầu mua điện, khảo sát, thiết kế, ký Hợp đồng mua bán điện, thi công, lắp đặt công tơ, đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng... Với tất cả nỗ lực, tin rằng Điện lực Nghệ An sẽ vượt qua mọi thách thức, cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục để góp phần xây dựng Vinh thành một đô thị ngày một “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ từng mong muốn.

Theo: Bản tin CĐ T11/2008

btp