Tin ngành điện

Cần tập trung tháo gỡ khó khăn…

Thứ sáu, 28/11/2008 | 13:35 GMT+7
Từ năm 2004, Công ty TNHH MTV Ðiện lực Hải Dương bắt đầu tiếp nhận, cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn tại các xã Hiệp Lực (Ninh Giang), An Sinh (Kim Môn). Sau khi tiếp nhận, chất lượng điện sinh hoạt tại các xã này được nâng lên, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm mạnh từ hơn 20% xuống còn 8%. Từ hiệu quả bước đầu đó, Công ty mở rộng việc tiếp nhận lưới điện hạ áp của hơn 30 xã. Dự kiến đến năm 2010, Công ty sẽ tiếp nhận toàn bộ hệ thống lưới điện nông thôn tại 236 xã của tỉnh Hải Dương.
Từ năm 2004, Công ty TNHH MTV Ðiện lực Hải Dương bắt đầu tiếp nhận, cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn tại các xã Hiệp Lực (Ninh Giang), An Sinh (Kim Môn). Sau khi tiếp nhận, chất lượng điện sinh hoạt tại các xã này được nâng lên, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm mạnh từ hơn 20% xuống còn 8%. Từ hiệu quả bước đầu đó, Công ty mở rộng việc tiếp nhận lưới điện hạ áp của hơn 30 xã. Dự kiến đến năm 2010, Công ty sẽ tiếp nhận toàn bộ hệ thống lưới điện nông thôn tại 236 xã của tỉnh Hải Dương.

Ông Lê Hồng Thanh - Phó giám đốc Công ty cho biết: Hiện nay, sản lượng điện khu vực nông thôn do Công ty cung cấp đạt trung bình 26 triệu kWh/tháng, chiếm 21% tổng sản lượng điện thương phẩm. Nếu trước đây, tỷ lệ tổn thất điện năng khi chưa bàn giao cho ngành Ðiện quản lý là 30% (bình quân mỗi tháng tổn thất 7,8 triệu kWh, tương đương hơn 3 tỷ đồng/tháng), thì sau khi bàn giao ngành Ðiện quản lý, tỷ lệ tổn thất giảm một nửa, tương đương giảm hơn 1,5 tỷ đồng/tháng (18 tỷ đồng/năm). Vì vậy, việc triển khai nhanh tiến độ bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Ðiện quản lý sẽ góp phần hiệu quả vào việc tiết kiệm điện, hệ thống lưới điện nông thôn sẽ được đầu tư cải tạo, tổn thất điện năng giảm tới mức thấp nhất. Từ đó, không những chất lượng điện năng được nâng lên, mà còn mang lại sự công bằng hơn cho khách hàng dùng điện, đặc biệt là về giá điện. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu tiếp nhận lưới điện nông thôn ở 236 xã vào năm 2010, ngành Ðiện rất cần sự phối hợp của các ngành chức năng và chính quyền các cấp của Hải Dương. Trong đó, Tỉnh cần tập trung tháo gỡ những khó khăn về chính sách giải quyết việc làm đối với lực lượng cán bộ các HTX dịch vụ điện; xây dựng phương án xác định giá trị tài sản, xử lý các khoản nợ do các HTX, UBND xã, các công ty TNHH kinh doanh điện năng đã đầu tư xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn.

Theo: TCĐL số 10/2008

btp